Lạng Sơn xin gần 790 tỷ từ ngân sách để xây khu trung chuyển hàng hóa

“Nếu khu trung chuyển này được xây dựng thì tất cả hàng hóa đưa vào khu chung chuyển. Lạng Sơn cũng sẽ mời thương nhân Trung Quốc sang mua bán tại Việt Nam chứ không phải sang Trung Quốc”, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn khẳng định tại cuộc họp bàn về xây dựng khu trung chuyển hàng hóa biên giới diễn ra chiều nay 18/8.

Lạng Sơn xin gần 790 tỷ từ ngân sách để xây khu trung chuyển hàng hóa

Lạng Sơn xin gần 790 tỷ từ ngân sách để xây khu trung chuyển hàng hóa

Báo cáo tình hình xây dựng khu trung chuyển hàng hóa thuộc khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau khi có quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008, Sở đã cấp giấy chứng nhận cho Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) đầu tư xây dựng. Khu trung chuyển hàng hóa này có quy mô khoảng 2.888 ha, với tổng mức đầu tư là 1.980 tỷ đồng.

Năm 2009, Lạng Sơn đã phân cấp tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất là 986 tỷ đồng, còn lại 50% thuộc về bến bãi và trụ sở văn phòng.

Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện, giải phóng mặt bằng, IDICO đã dừng triển khai dự án.

Hiện nay, dự án xây dựng khu trung chuyển này đã có một số nhà đầu tư quan tâm như Công ty TNHH Tiến Lộc, Công ty TNHH Đức Long Gia Lai, Công ty TNHH Tân Thuận nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, lên kế hoạch.

Thời gian vừa qua tỉnh Lạng Sơn cũng đã giao cơ quan chức năng chuyên môn thực hiện, xác định dự án. Trong cơ cấu tổng mức đầu tư gồm công tác giải phóng mặt bằng 200 tỷ, san tạo mặt bằng 200 tỷ, giao thông thoát nước 350 tỷ…

Nguồn vồn đầu tư giai đoạn 1 do Ngân sách Trung ương hỗ trợ 788,8 tỷ đồng (80%), ngân sách tỉnh bố trí phần còn lại là 197,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Lạng Sơn mới bố trí được 5 đồng tỷ nhằm thực hiện các bước đầu của dự án.

Trên cơ sở đó Sở Công Thương Lạng Sơn kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương bố trí vốn ngân sách Trung ương quy hoạch giao thông, giải phóng mặt bằng, công trình điện nước nhằm xây dựng khu trung chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, Lạng Sơn cũng đề xuất ngành điện cần có kế hoạch cung cấp nguồn, công suất điện để hỗ trợ Lạng Sơn xây dựng khu trung chuyển.

Cũng theo ông Bình, năm vừa qua, Lạng Sơn đã thực hiện tốt xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc. Trong thời kỳ cao điểm báo chí đưa thông tìn ùn tắc nhưng thực tế không có xe dưa hấu nào quay về Việt Nam, phía bạn Trung Quốc nhận hết hàng. Đơn cửa vừa rồi, Bắc Giang cảm ơn Lạng Sơn vì giá trị tăng xuất khẩu vải thêm 10 triệu USD.

“Nếu khu trung chuyển này được xây dựng thì tất cả hàng hóa được đưa vào khu trung chuyển. Lạng Sơn cũng sẽ mời thương nhân Trung Quốc sang mua bán tại Việt Nam chứ không phải sang Trung Quốc nữa”, ông Bình nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực lớn của Sở Công Thương Lạn Sơn đã cụ thể hóa đề án, phối hợp, thu hút nhà đầu tư để triển khai hạ tầng và bước đầu thực hiện dự án. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng thời gian vừa qua, tình hình khó khăn tài chính dẫn đến việc thực hiện dự án còn trì trệ.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương Lạng Sơn phải nhìn nhận rành mạch, xác định góc độ quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc, cân đối nguồn lực tính toán để xây dựng đề án.

Về hạ tầng, Thứ trưởng yêu cầu ở mức độ nào của nhà đầu tư, mức độ nào của địa phương, mức độ nào cần hỗ trợ Trung ương, Lạng Sơn phải nói rõ để Bộ xem xét trong thẩm quyền. Việc nào quá thẩm quyền báo cáo lên Chính phủ để thu xếp nguồn vốn từ ngân sách và giải quyết.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Lạng Sơn, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn tăng dần qua các năm. Tổng kim ngạch XNK năm 2012 đạt 2.088 triệu USD, năm 2013 đạt 2.418 triệu USD, năm 2014 đạt 3.303 triệu USD. Ước tính 9 tháng đầu năm 2015, đạt 2.850 triệu USD.

Về mật độ, lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu tăng cao: năm 2013 có 346.403 lượt phương tiện, năm 2014 có 438.374 lượt phương tiện, ước tính 9 tháng năm 2015 có 320.000 lượt, bình quân có gần 1.200 xe/ngày.

Hoạt động xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu thuộc khu kinh tế tăng dần từ năm 2011 là 766 nghìn lượt người đến năm 2013 là 808 nghìn lượt người. Tuy nhiên, năm 2014, do ảnh hưởng của phía Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 891 trái phép tại vùng biển Việt Nam nên lượng khách XNC giảm còn 667 nghìn người.

Theo: VietnamShipper

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *